Bài Viết Mới

4 cách bảo quản bia tươi đúng chuẩn

 

Để đảm bảo hương vị tươi mới, bia tươi, dù sản xuất theo dây chuyền, công nghệ nào, đều phải giữ lại một lượng vi sinh nhất định. Do đó, ủ lạnh là yêu cầu bắt buộc nhằm ức chế hoạt động của các nhân tố lên men, giữ bia không bị chua hỏng. Trong bài viết này, hãy cùng điểm qua 4 cách bảo quản bia tươi từ truyền thống tới hiện đại để xem xem công nghệ bảo quản đã phát triển tới mức nào bạn nhé!




Bảo quản bằng hầm bảo quản

Đây được xem là cách bảo quản bia tươi tối ưu bởi khả năng đáp ứng gần như tuyệt đối các tiêu chuẩn về môi trường bảo quản. Cụ thể, ngoài yếu tố nhiệt độ, chất lượng và hương vị bia tươi còn đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng tự nhiên.

Nguyên nhân xuất phát từ 1 loại nguyên liệu không thể thiếu trong quy trình sản xuất bia. Đó là hoa bia (tiếng Pháp: Houblon, tiếng Anh: Hops). Hoa bia được sử dụng với các mục đích chủ yếu như:  

  • Tạo vị đắng dịu và  hương thơm đặc trưng.
  • Kháng khuẩn, tăng cường ổn định vi sinh.
  • Tăng độ bền bọt và độ đậm đà của bia.

Khi tiếp xúc với tia cực tím, axit đắng humulone trong hoa bia sẽ phản ứng, tạo ra một chất hóa học có mùi khó chịu. Do đó, các chuyên gia về bia luôn coi ánh sáng tự nhiên là một trong những “kẻ phá hoại” cần phải đề phòng mọi lúc mọi nơi.

Loại bỏ mối đe dọa từ ánh sáng, hầm bảo quản bia rõ ràng là lựa chọn đáng cân nhắc. Tuy nhiên, tính khả thi của phương án này lại không quá cao. Việc xây dựng một căn hầm với hệ thống làm lạnh chuyên dụng chỉ thích hợp cho những đơn vị sản xuất số lượng lớn như nhà máy bia. Ở quy mô chế biến thủ công sản lượng nhỏ hay chỉ kinh doanh thương mại, hầm bảo quản sẽ là phương án thiếu tính kinh tế.

Bảo quản bằng đá cây

Bảo quản bia bằng đá cây là giải pháp được sáng tạo và sử dụng phổ biến bởi những người làm kinh doanh thương mại cách đây nhiều năm. Khi đưa bia về điểm bán, người ta sẽ đặt bom/ keg vào thùng hoặc tủ bảo ôn, sau đó cho thêm đá cây, đá tảng để ướp lạnh.

Ưu điểm nổi bật của cách bảo quản bia tươi này là tính đơn giản, không đòi hỏi sự đầu tư về thiết bị, máy móc. Vì thế, nó phù hợp với các điểm bán nhỏ lẻ, có vốn đầu tư thấp.

Ngược lại, khi áp dụng cho cơ sở kinh doanh lớn, lưu lượng khách cao, giải pháp bảo quản bằng đá cây sẽ bộc lộ nhiều hạn chế. Chi phí đá tăng vọt. Tốc độ ủ lạnh không đáp ứng tốc độ phục vụ. Chưa kể, khi đá bắt đầu tan chảy, nếu người bán không kịp thời bổ sung, chất lượng bia có thể bị ảnh hưởng. Theo nguyên lý, chỉ cần nhiệt độ vượt ngưỡng 5°C, CO2 sẽ giải phóng, gây ra tình trạng bia bọt.

Bảo quản bằng tủ bảo quản

Tủ bảo quản là giải pháp nâng cấp, khắc phục mọi nhược điểm của phương án sử dụng đá cây ướp lạnh. Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng giữ lạnh của thùng bảo ôn hay tốc độ tan chảy của đá, tủ bảo quản có cơ chế vận hành liên tục tạo ra nhiệt lạnh bổ sung. Nhờ thế, môi trường trong khoang tủ sẽ đạt được độ ổn định tương đối về nhiệt độ.

Hầu hết các sản phẩm tủ bảo quản hiện nay đều cho phép kết hợp chiết rót khép kín thông qua hệ thống vòi/ trụ. Đây là một trong những điểm cộng đáng chú ý, bởi nó mang đến hàng loạt lợi ích sau đây:

  • Vận hành dễ dàng, đơn giản, tối ưu không gian lắp đặt.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị.

Bảo quản bằng kho lạnh

Hiện nay, kho lạnh đang là giải pháp được lựa chọn bởi nhiều cơ sở chế biến kết hợp kinh doanh bia thủ công. So với hầm ủ lạnh, việc xây dựng kho bảo ôn thường đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn bởi diện tích thi công nhỏ. Trong khi đó, các tiêu chuẩn về nhiệt độ, ánh sáng vẫn được đảm bảo ở mức tốt nhất.

Trên đây là 4 cách bảo quản bia tươi được sử dụng phổ biến từ truyền thống đến hiện đại. Mỗi lựa chọn đều có những ưu điểm và hạn chế riêng biệt. Vì vậy, người làm kinh doanh cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện thực tế để đưa ra quyết định phù hợp.

Post Top Ad

Your Ad Spot

Trang